Mở quán kinh doanh kem tươi cần gì? Kinh doanh kem tươi cần bao nhiêu vốn? Mô hình quán kem nhỏ nào được ưa chuộng hiện nay?… Nếu bạn đang gặp những vấn đê tương tự như vậy, hãy cùng tìm hiểu bài viết này, và tham khảo thêm những kinh nghiệm kinh doanh kem tươi cho mình nhé.
Mở cửa hàng kinh doanh kem cần lưu ý những gì?
Kem tươi với nhiều loại hương vị độc đáo khác nhau đang trở thành nhu cầu không thể thiếu của giới trẻ. Kem hiện nay được kinh doanh với nhiều hình thức mới mẻ như: ly kem, cốc kem, hộp kem, lẩu kem,… Vì thế, bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh kem tươi ở vỉa hè gần trường học, bán trong siêu thị, hay mở riêng một cửa hàng kem tươi.
Kinh doanh kem tươi không cầu kỳ như bán trà sữa, chè hay café nhưng lại cần trang bị những thiết bị máy móc cần thiết để làm kem và bảo quản kem.
Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh kem tươi
Để thực hiện ý tưởng kinh doanh kem tươi, bạn cần phải tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh kem tươi từ những người đi trước. Phải phân tích được ưu điểm, nhược điểm khi kinh doanh sản phẩm này để tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Kem tươi là thứ đồ ăn uống không thể kinh doanh online được. Nên bắt buộc bạn phải đầu tư mở tiệm kem, thuê mặt bằng và các vật dụng đựng kem, bảo quản và làm kem.
Để mở một quán kinh doanh kem tươi cần bao nhiêu vốn?
Một mô hình quán kem nhỏ sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn là quy mô to. Bạn nên thử sức ở mức độ dễ trước, nếu thuận lợi thì có thể mở rộng về sau. Tránh bắt đầu ở mức độ khó, nếu gặp bất lợi thì bạn sẽ không xoay chuyển kịp tình thế đâu.
Với một mô hình nhỏ, nguồn vốn bạn cần chuẩn bị dao động từ 50 – 100 triệu đồng. Số tiền này được chi cho các khoản sau:
- Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng – cửa hàng kinh doanh
- Tiền sửa chữa, trang trí làm đẹp cho cửa hàng.
- Tiền mua sắm các dụng cụ làm kem, bàn ghế, tủ kệ trưng bày.
- Tiền sắm các trang bị, vật dụng, máy móc làm kem, tủ đông cho kem, cốc, ly, đĩa đựng kem, nguyên liệu làm kem và những loại thiết bị khác.
- Nguồn tiền dự phòng riêng để chuẩn bị cho những tháng đầu khi kinh doanh chưa hoàn vốn.
Một mẹo nhỏ khi sử dụng vốn mở quán kinh doanh kem tươi là bạn có thể tiết kiệm tiền mua máy kem tươi bằng cách tìm mua máy làm kem từ các cửa hàng sang nhượng.
Kinh nghiệm chọn mặt bằng, trang trí quán giúp hút khách
Nếu bạn có ít vốn thì nên chọn mặt bằng vừa phải, không cần quá lớn làm gì. Chỉ cần vài chiếc ghế – bàn nhựa, bảng menu, ô che… cũng đủ giúp bạn bắt đầu kinh doanh được rồi. Vị trí quán được coi là yếu tố quyết định tới việc thành công của tiệm kem. Nên chọn địa điểm kinh doanh ở gần trường học, trung tâm mua sắm, chợ, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí,… Bởi những khu vực này đều rất thu hút giới trẻ. Mà giới trẻ lại chính là đối tượng khách hàng chính của món ăn giải khát này.
Cách trang trí, bày biện: Quán luôn sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo để khách có thể yên tâm ăn uống, nghỉ ngơi.
Đối với quán có quy mô nhỏ, hãy trang trí quán theo phong cách dễ thương, trẻ trung. Nên kết hợp âm nhạc và ăn uống để phù hợp với sở thích của giới trẻ. Màu sắc nổi bật và lạ mắt sẽ mang đến sự thích thú cho đối tượng khách hàng này. Nếu được, hãy trang bị cả mạng wifi để phục vụ nhu cầu lướt web, giải trí cho khách hàng.
Nhưng với những quán kem có quy mô lớn thì cần đề cao sự sang trọng, thoải mái. Ngoài mạng wifi, bạn hãy trang trí quán bằng cây cảnh, tranh ảnh. Các bậc phụ huynh sẽ thích dẫn con em mình tới những quán sang trọng, sạch sẽ nên hãy trang trí sao cho hài hòa cho cả đối tượng người lớn mà vẫn khiến các bạn nhỏ thích thú. Ví dụ có thể trang trí bằng bóng bay hoặc cho nhân viên mặc quần áo thú bông (các con vật, các nhân vật hoạt hình) để phục vụ các em nhỏ.
Kinh nghiệm thuê nhân viên cho quán kem tươi
Việc thuê nhân viên nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của quán. Với quy mô cửa tiệm kem tươi nhỏ thì cần 1 người làm kem, 1 người phục vụ kiêm thu ngân còn bạn – chủ quán có thể làm giám sát.
Đối với quy mô to hơn, nhất định phải có 1 người làm kem, 1 người thu ngân, 2 người làm phục vụ, 1 người trông xe.
Tùy theo mức độ kinh doanh tốt hay không mà tính toán thuê số lượng nhân viên sao cho hợp lý. Tránh việc thuê quá nhiều nhân viên mà cửa hàng lại ít khách khiến nhân viên chơi dài cả ngày. Hãy tham khảo mức lương nhân viên quán kem hiện tại trên thị trường để đưa ra mức chi trả hợp lý.
Mở quán kem tươi có nên đăng ký kinh doanh không?
Để cửa hàng của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Vì thuê tiệm kinh doanh nên bắt buộc bạn phải tới phường, xã nơi đặt địa điểm kinh doanh để làm giấy phép. Tiệm kem của bạn chỉ đóng thuế khoán theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Kinh nghiệm chọn nguồn nguyên liệu cho kinh doanh kem tươi
Khi mới bắt đầu mở quán kem, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tất cả những dòng kem hiện có trên thị trường và bí quyết làm kem. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách thức bảo quản kem trước khi bắt đầu mở tiệm kinh doanh để tránh xảy ra vấn đề về chất lượng.
Cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn nguyên liệu đầu vào thật đảm bảo, chất lượng và có giá cả hợp lý. Có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp trên mạng, thông qua các website, forum, group Facebook. Sau đó, hãy đến tận nơi và khảo sát để nắm rõ được tình hình.
Nhà cung cấp phải luôn cung ứng đầy đủ theo đúng hợp đồng 2 bên. Nên tham khảo và tìm hiểu để chọn được nhà cung cấp tốt nhất. Như vậy thương hiệu kem tươi của bạn mới uy tín, chất lượng, sạch sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
Nên chọn thời điểm nào để khởi nghiệp
Thời gian khởi nghiệp nên chọn mùa hè đối với việc mở tiệm kem tươi. Những ngày nắng nóng nhu cầu giải khát của con người vô cùng cao, tại sao lại không kinh doanh chứ?
Lập menu hấp dẫn cho cửa hàng kem tươi
Menu cần phải đa dạng và hấp dẫn. Phải có nhiều loại kem, đủ loại hương vị để khách hàng có thể thử nghiệm và muốn quay lại thưởng thức tiếp.
Ngoài kem, bàn ghế, menu phải được thiết kế đẹp mắt gồm tên + ảnh + giá của sản phẩm. Để đa dạng sản phẩm, hãy bán kèm thêm các loại nước giải khát khác để phục vụ sở thích khác của khác như nước ép hoa quả, sinh tố, hạt dưa, hướng dương, nước ngọt,…
Lưu ý: nên thiết kế menu cùng phong cách với nhãn mác của cốc, tên cửa hàng để tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
Xây dựng kế hoạch hoạt động cho quán
Bạn nên lập bảng thống kê đầy đủ các thiết bị, nguyên liệu, vật dụng cần phải mua và lên phương án thay thế dự phòng nếu có vấn đề. Quan trọng nhất, hãy xây dựng bảng kế hoạch thu – chi chính xác các khoản của cửa hàng để cuối tháng có được sự tổng quan lỗ, lãi rõ ràng nhất.